
Cấy ghép Implant là một quy trình đòi hỏi cao về trình độ cũng như kỹ năng tay nghề của bác sĩ. Mặc dù có tỷ lệ thành công cao nhất so với tất cả các loại phục hình khác, trong đó 60% xác suất thành công phụ thuộc vào kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ, cùng cơ sở vật chất của phòng khám và 40% còn lại nằm ở việc chăm sóc răng miệng của chính người bệnh.
Do đó người bệnh cần tuyệt đối thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
=======================================
A. GIAI ĐOẠN SAU KHI PHẪU THUẬT CẮM TRỤ IMPLANT
1. Giảm đau, giảm sưng sau khi cắm trụ Implant
“Trong 1-3 ngày đầu tiên sau khi cắm trụ Implant, tình trạng sưng nhẹ, rỉ máu là hoàn toàn bình thường và xảy ra ở hầu hết các ca điều trị.”
- Người bệnh không cần quá lo lắng.
- Người bệnh cần phải cắn chặt miếng bông gòn tối thiểu 10 phút sau phẫu thuật để cầm máu.
- Uống thuốc theo chỉ định của Bác sĩ.
- Trường hợp có biểu hiện viêm vùng implant hoặc đau hơn bình thường, bệnh nhân nên đến Bác sĩ để được kiểm tra và kê thuốc giảm
- đau phù hợp, an toàn. Không tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh Aspirin để giảm đau.
- Chỉ nên chải răng vùng implant 2 tuần sau phẫu thuật. Có thể sử dụng nước muối loãng để vệ sinh răng miệng .
- Đối với bệnh nhân có nâng xoang, nên tránh các hoạt động mạnh (như bơi lội…) và tránh đi máy bay để giảm tăng áp lực.
2. Không hút thuốc lá
“Từ 2-4 tuần sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant, bệnh nhân không hút thuốc lá”
- Vì trong thuốc lá có khí Cacbon Monoxide đi vào máu của người hút thuốc làm giới hạn số lượng dưỡng khí có sẵn được dùng để nuôi các mô lành xung quanh Implant.
- Bên cạnh đó, các động thái hút, rít hút thuốc lá có thể tác động mạnh, làm vỡ các cục máu động đã hình thành trong các chỗ cắm Implant gây chảy máu và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian và hiệu quả lành thương sau phẫu thuật.
3. Tránh để dắt thức ăn quanh vùng cấy ghép Implant
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt: Khi phẫu thuật xong, người bệnh nên hạn chế ăn thức ăn cứng, quá dẻo hoặc uống chất lỏng nóng cho đến khi hết thuốc tê ngày đầu. Nên ăn các thức ăn mềm, có dinh dưỡng cao, đầy đủ Vitamin và Protein
- Tránh để thức ăn rơi vào vùng trồng răng Implant: Trường hợp lỡ có thức ăn rơi vào vùng cấy Implant, người bệnh nên nhẹ nhàng sử dụng bông y tế, lấy ra để tránh tổn thương vùng phẫu thuật.
- Uống nhiều nước: Trong thời gian này, để giữ vệ sinh răng miệng và làm dịu cảm giác đau sau phẫu thuật, người bệnh nên chú ý uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp khoang miệng của bạn sạch sẽ hơn và vết thương hồi phục nhanh chóng.
4. Một số hướng dẫn khác
- Tránh vận động mạnh: Sau khi phẫu thuật, cần tránh vận động quá sức như tập thể dục, chạy bộ trong ngày đầu tiên. Vì những hoạt động này có thể làm tổn thương đến vùng cấy ghép, khiến cho Implant bị lung lay.
- Tránh va chạm: Tuyệt đối không dùng ngón tay hay bất kỳ vật cứng, nhọn nào khác chạm vào vùng cấy ghép Implant để kiểm tra độ lành thương vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tích hợp xương.
- Tránh chải răng quá mạnh: Ngay trong tuần lễ đầu sau cấy ghép, người bệnh có thể dùng bàn chải mềm chải sạch trụ và niêm mạc xung quanh Implant. Đối với các răng khác, người bệnh có thể chải bình thường, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận.
- Tái khám cắt chỉ: 10 ngày sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant, bạn cần quay lại phòng khám để tiến hành cắt chỉ. Đồng thời, Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng trụ sau khi được cấy vào xương hàm.
B. GIAI ĐOẠN SAU KHI GẮN MÃO RĂNG TRÊN IMPLANT
1. Không ăn nhai trong khoảng 60 phút sau khi gắn mão răng sứ.
2. Ăn thức ăn mềm: Trong những ngày đầu sau khi gắn mão sứ lên Implant, người bệnh cần chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, sau đó có thể tăng dần độ cứng của thức ăn cho đến khi ăn nhai bình thường. Chú ý ăn nhai chậm rãi, nhẹ nhàng, tránh cắn xé, nghiến mạnh. Những ngày sau khi răng Implant hoàn toàn tích hợp và ổn định với cơ thể, bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường.
3. Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Chải răng bình thường hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn thừa trong kẽ răng. Không nên chừa phần răng sứ Implant khi đánh răng.
Đặc biệt, người bệnh cần làm sạch vùng tiếp nối mô mềm và abutment, đây là vùng bạn thường do dự không dám đưa dụng cụ làm sạch vào. Chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có độ mài mòn thấp, không chứa acid fluorure (gây mài mòn, tổn hại bề mặt titan của Implant)
4. Tái khám định kỳ: Việc tái khám định kỳ rất quan trọng, dù răng của bạn sau khi trồng răng Implant vẫn phát triển thuận lợi và ăn nhai rất tốt. Tái khám định kỳ mỗi 3 tháng trong năm đầu, kiểm tra Implant và chỉnh sửa khớp cắn, điều chỉnh lực nhai trên Implant cần thiết.
LƯU Ý ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG, ĂN CHAY HAY BỆNH NHÂN BỊ LOÃNG XƯƠNG
- BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG: Lượng đường cao dễ gây nhiễm trùng và miễn dịch kém vì vậy bệnh nhân nên ăn các loại rau như mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột. Bên cạnh đó bổ sung Protein từ thịt nạc, thịt gà bỏ da, lòng trắng trứng gà….
- BỆNH NHÂN BỊ LOÃNG XƯƠNG: Bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc loãng xương sẽ khiến khả năng tích hợp xương kém vì thế bệnh nhân nên ăn các loại cua, cá nhỏ và các loại rau củ có chứa Vitamin K (măng tây, cần tây, dưa chuột…), sữa và chế phẩm đậu nanh.
- BỆNH NHÂN ĂN CHAY: Nên tăng cường ăn thực phẩm có khả năng bổ sung vitamin D và protein giúp xương chắc khoẻ.
Sau khi thực hiện phương pháp trồng răng Implant, nếu có bất cứ vấn đề nào như cảm giác cộm, vướng khi cắn hai hàm răng lại với nhau, xuất hiện cảm giác đau… người bệnh cần quay trở lại phòng khám để Bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
Bệnh nhân có quyền yêu cầu được bảo hành khi đã tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.